NHÀ Ở CHO SINH VIÊN TẠI NHẬT

KINH NGHIỆM VỀ CHỖ Ở & MẸO “TIẾT KIỆM SINH HOẠT PHÍ” CHO DU HỌC SINH TẠI NHẬT

Khi sang Nhật để du học bạn không biết sẽ ở đâu?Dưới đây là các phương pháp tham khảo và những thông tin hữu ích làm hành trang cho các bạn sau này.

Có rất nhiều lựa chọn về nơi ở ở Nhật Bản nhưng có thể không phải phương án nào cũng phù hợp với bạn. Trước khi tự mình tìm kiếm, hãy liên hệ với văn phòng sinh viên quốc tế của trường để hỏi xem loại nhà ở nào là tốt nhất cho bạn. Nhiều chương trình quốc tế sẽ cung cấp nơi ở với giá hợp lý cho sinh viên và thậm chí còn hỗ trợ tìm nhà nếu bạn cần.

Các loại nhà ở

– Ký túc xá

– Homestay

– Nhà riêng

– Nhà Gaijin

Ký túc xá

Các ký túc xá sinh viên được cung cấp bởi trường đại học, với những loại phòng cho phép ở ghép từ 2 đến 3 sinh viên, với một bếp và phòng tắm chung cho mỗi tầng. Ký túc xá là nơi tuyệt vời đế bắt đầu kết bạn bởi chỉ có sinh viên chung trường mới được sống ở đây. Một lợi thế rất lớn của ký túc xá đó là chúng thường nằm rất gần trường, vì vậy bạn có thể sẽ tiết kiệm được một khoảng chi phí đi lại (tùy thuộc vào quy mô của trường bạn).

Mặc dù ký túc xá cực kỳ phù hợp với nhiều sinh viên, nhưng đây cũng là mô hình nhà ở có nhiều nội quy đặc thù như việc áp dụng quy tắc giờ giới nghiêm. Hơn nữa, vì ký túc xá thường phục vụ cho sinh viên đại học nên đây có lẽ sẽ không phải là lựa chọn tốt nhất nếu bạn định mang theo cả gia đình mình đến đây.

Về chi phí, đây có thể là lựa chọn phải chăng nhất vì bạn sẽ không phải mua đồ nội thất hay các vật dụng – các ký túc xá đều có sẵn những đồ nội thất cơ bản và đôi khi có kèm theo các bữa ăn trong ngày. Hãy liên hệ với trường của mình để tìm hiểu xem liệu bạn có được phép ở ký túc xá không.

>>> Các trường Đại học nổi bật ở Nhật

>>> Các ngành mà bạn có thể theo đuổi ở bậc Đại học tại Nhật

Homestay

Suy nghĩ của du học sinh tại nhật về Homestay (ở nhà dân)

Một số chương trình học cụ thể sẽ tạo điều kiện cho sinh viên được sống chung với gia đình bản địa. Việc này sẽ giúp sinh viên học thêm ngôn ngữ mới và hòa nhập vào văn hóa Nhật Bản, thậm chí là có được “gia đình Nhật Bản” của riêng mình! Nếu chương trình của bạn có cung cấp cơ hội này, bạn thường sẽ trả thêm cho trường một khoảng tiền như với ký túc xá. Cũng như ký túc xá, homestay có thể cũng sẽ có những quy định riêng mà bạn phải tôn trọng vì “nhập gia tùy tục” mà! Ưu điểm tuyệt nhất của homestay đó là trải nghiệm này sẽ giúp bạn làm giàu vốn văn hóa của mình, vậy sao lại không thử?

>>> Ở nhà người bản xứ khi du học (homestay) – được và mất những gì?

Nhà riêng

Hướng dẫn thủ tục thuê nhà ở Nhật và tìm nhà ở Nhật từ A-Z - 360 ...

Bạn sẽ luôn có thể tìm nhà riêng cho mình trong thời gian học tập tại Nhật, và phương án tự thuê nhà là khá phổ biến với những sinh viên lớn hơn và độc lập hơn. Đây cũng là lựa chọn phổ biến nhất cho sinh viên Nhật Bản (khoảng 70% sinh viên đều sống ngoài khuôn viên trường), nhưng để tìm được nhà ưng ý và hợp hầu bao, đôi khi bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian đấy!

Và dĩ nhiên, khi đó, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về vấn đề tài chính của mình, bao gồm cả các vấn đề trang trí nội thất căn hộ. Ngoài ra, để thuê được nhà riêng, bạn sẽ cần một người bảo lãnh có quốc tịch Nhật Bản và đây sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc chi trả của bạn. Các trường đại học đôi khi sẽ cung cấp người bảo hộ cho sinh viên nhưng hãy hỏi lại văn phòng quốc tế ở trường cho chắc nhé!

Và nên nhớ, văn phòng sinh viên quốc tế của trường là nơi có thể cung cấp cho bạn những thông tin siêu hữu ích trong quá trình tìm thuê nhà riêng đấy!

Nhà Gaijin

Nên ở ký túc xá du học sinh Nhật Bản hay thuê ngoài?

Nếu bạn dự định chỉ sống ở Nhật trong thời gian ngắn – từ vài tuần đến vài tháng – thì đây là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Những nhà này thường không đắt đỏ như căn hộ riêng (nhưng có thể chúng không hiện đại cho lắm). Đôi khi, nhà Gaijin cung cấp các căn hộ đơn hoặc phòng cho thuê với nhà bếp và phòng tắm chung.

Thêm một lần nữa, HUY HOÀNG FUJI muốn nhắc lại một nơi mà bạn không nên bỏ qua nếu cần trợ giúp tìm nhà Gaijin, đó là văn phòng sinh viên quốc tế của trường.

4 mẹo tìm nơi ở

– Biết ngân sách của mình. Nhà ở đang ngày càng đắt đỏ, hãy chắc chắn bạn biết mình sẽ chi bao nhiêu mỗi tháng cho nhà ở và sinh hoạt

– Cẩn trọng với những khoản phát sinh. Nếu bạn thuê nhà riêng, bạn sẽ phải tự trả tiền thực phẩm, chi phí đi lại cùng với những chi phi khác.

– Tìm xung quanh. Tìm kiếm nơi ở là việc rất quan trọng, vì vậy đừng vội vàng mà hãy tìm xung quanh, xem xét những lựa chọn khác nhau để tìm cho mình nơi tốt và phù hợp nhất.

– Bắt đầu tìm kiếm thật sớm. Có thể sẽ rất căng thẳng khi tìm nhà với khoảng thời gian gấp gáp, vì thế, hãy đảm bảo bạn bắt đầu tìm kiếm càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là ngay khi bạn biết mình sẽ sống ở Nhật nhiều hơn một vài tháng.

MẸO” TIẾT KIỆM SINH HOẠT PHÍ CHO DU HỌC SINH NHẬT BẢN

Đất nước mặt trời mọc nổi tiếng là một trong những nơi có mức sống đắt đỏ hàng đầu thế giới. Các bạn du học sinh khi mới sang Nhật cần phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý nếu không muốn bị thâm hụt ngân quỹ. Vậy các bạn đã có những phương án nào để tiết kiệm? Hãy để Du học HUY HOÀNG FUJI mách nước cho các bạn một số cách tiết kiệm chi phí sinh hoạt cũng như chi tiêu hàng ngày trong thời gian học tập và sinh sống tại Nhật Bản.

1. TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHÀ Ở

Phí thuê nhà là chi phí sinh hoạt thiết yếu nhưng lại là chi phí đắt đỏ nhất mà sinh viên phải quan tâm tới. Tùy thuộc vào từng khu vực bạn sinh sống mà có mức phí khác nhau, chẳng hạn như ở Tokyo, tiền thuê nhà ở riêng vào khoảng 50.000 yên/tháng cho một căn phòng diện tích nhỏ, còn ở các khu vực lân cận thì mức giá sẽ còn 30.000 – 35.000 yên/tháng. Như vậy, việc ở ghép chung với người khác được xem là một giải pháp hữu hiệu giúp bạn tiết kiệm chi phí thuê nhà, có khi mức tiết kiệm có thể lên đến một nửa. Với sự phát triển của internet ngày nay, bạn chỉ cần vào các diễn đàn hoặc mạng xã hội của nhóm du học sinh Việt Nam tại Nhật để tìm hiểu và đăng ký ở ghép với họ.

Những chi phí đi kèm như tiền điện, nước, gas và internet thường sẽ không thay đổi nhiều theo số lượng người, nên nếu bạn tìm được người ở cùng thì những chi phí này cũng sẽ giảm theo. Ngoài ra, nhiều bạn chọn giải pháp thuê nhà xa ở các vùng lân cận bởi vì ở đây chi phí nhà ở rẻ hơn, nhưng đổi lại các bạn sẽ phải dậy sớm và đi xa hơn, và tiền đi tàu cũng sẽ đắt hơn. Bạn nên tùy thuộc vào điều kiện học tập và làm việc của mình để chọn nơi ở sao cho hợp lý nhất.

2. TIẾT KIỆM CHI PHÍ MUA ĐỒ DÙNG

Thời gian đầu khi vừa sang đến Nhật, bắt đầu cuộc sống của một du học sinh thực thụ sẽ là lúc các bạn phải chi trả rất nhiều cho những vật dụng cần thiết hàng ngày như chăn ga gối đệm, bát đũa, xoong nồi,… trong khi đó, vẫn chưa có việc làm thêm nên các bạn phải thật cẩn trọng trong các khoản chi tiêu. Bởi vậy, việc săn hàng giảm giá hoặc mua đồ cũ là một tuyệt chiêu để tiết kiệm của du học sinh. Các món đồ cũ và đồ giảm giá hiện được bày bán ở khắp các nơi tại Nhật.

中古屋さん:まさかの、日本の新品&中古品のお店 | マレーシア ...

Các bạn có thể hỏi thêm thông tin từ các anh chị khoá trên về kinh nghiệm mua đồ của họ, vì họ sẽ rất rành săn đồ giá rẻ mà chất liệu lại tốt. Hoặc các bạn có thể đợi đến khi họp chợ “chồm hổm” để mua sắm. Tại đây có đầy đủ quần áo, giầy dép, mỹ phẩm, đồ trang sức,… tất cả vẫn còn mới nhưng giá bán thì cực rẻ. Những khu chợ đồ cũ ở Tokyo thường được các bạn sinh viên lui tới là Meiji và chợ đồ cũ Baza ở Shinjuku.

3. TIẾT KIỆM CHI PHÍ ĐI LẠI

Cách thức tiết kiệm chi phí đi lại hiệu quả nhất khi du học tại Nhật là việc tích cực sử dụng các phương tiện công cộng. Trong một tháng, nếu khoảng cách đi lại giữa nơi bạn ở và trường học gần, bạn cũng sẽ mất khoảng 10,000 yên cho việc đi lại. Vậy nên, các bạn nhớ đi đăng ký thẻ tàu hàng tháng, hay còn được gọi là Teikiken. Thẻ này dành cho những người đi lại thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, và có thể mua trước để sử dụng trong 1, 3 hoặc 6 tháng, mua càng dài hạn giá càng tiết kiệm.

Với chiếc thẻ này, các bạn có thể tự do đi lại trong một quãng đường đã định (từ ga A đến ga B) liên tục trong khoảng thời gian đã đăng ký mà không tốn thêm phí gì. Đặc biệt, nếu các bạn xuất trình thẻ học sinh của mình thì sẽ được hưởng một mức phí đặc biệt, sẽ có thể giảm chi phí đi lại của bạn đến một nửa số tiền dự tính.

Nếu nơi ở của bạn cách trường học hoặc nơi làm việc không xa lắm, bạn có thể trang bị cho mình một chiếc xe đạp để đi lại. Chỉ với khoảng 7000-8000 yên cho một chiếc xe đạp cũ, các bạn đã có thể thoải mái di chuyển mà không cần phải lo đến chi phí đi lại nữa tuy có hơi vất vả. Cần nói thêm rằng tại Nhật Bản, xe đạp được phép đi lại trên vỉa hè (có quy định lối đi riêng) nên việc sử dụng xe đạp hàng ngày rất an toàn và tiện lợi, bạn nhé.

4. TIẾT KIỆM CHI PHÍ ĂN UỐNG, SINH HOẠT

周辺情報 | タマエスティ国際留学生会館 TamaEsty Student Housing

Thêm một “chiêu” nữa mà du học sinh hay áp dụng để giảm chi phí đó là mua thực phẩm với số lượng lớn. Thay vì mua đủ dùng cho một bữa và phải trả giá cao, nhiều bạn cùng mua nhiều thực phẩm sau đó chia ra hoặc về để tủ lạnh ăn cả tuần. Ngoài ra, để giảm thêm tiền điện, nước, gas,… các bạn nên thường xuyên đến thư viện. Đây là địa điểm học tập lý tưởng, vừa có thể tiết kiệm chi phí thắp sáng và sưởi ấm, vừa có thể tận dụng nguồn sách tham khảo và giáo trình tại đây. Các bạn cũng có thể tiết kiệm chi phí mạng internet bằng cách đến những khu vực cộng cộng để sử dụng miễn phí. Trên đây là một số biện pháp hữu hiệu mà Du học HUY HOÀNG FUJI đã đúc kết được từ kinh nghiệm du học của bản thân và từ những bạn đã từng sinh sống, học tập và làm việc nhiều năm tại Nhật Bản. Với một kế hoạch tiết kiệm hợp lý sẽ mang đến cho các bạn du học sinh nhiều lợi ích. Chúc các bạn sẽ có kế hoạch du học Nhật Bản thật tốt và hiệu quả nhất từ những thông tin mà Du học HUY HOÀNG FUJI cung cấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay